a
Trường THCS Bình Khánh
a
Cảm nhận sách "Hạ đỏ"

Cảm nhận sách "Hạ đỏ"

  • 09/05/2014
Khi ánh mặt trời dần nóng lên, những đóa hoa phượng vỹ đỏ thắm trên cây, khi học trò náo nức đợi chờ ngày bế giảng, đó chính là lúc mùa hạ đến. Nguyễn Nhật Ánh mang cảm xúc của tuổi học trò vào từng con chữ, từng dòng văn trong câu chuyện dài mang tên Hạ đỏ. Tôi thích văn phong và cách miêu tả cảnh thật nhẹ nhàng, gần gũi của ong, gợi trong tôi những cảm xúc bay bổng.

Ông tả con đường dẫn vào làng Hà Xuyên: "Cách đường quốc lộ khoảng ba cây số về miệt biển, đẹp như tranh vẽ - ngõ trúc quanh co, sâu hút. Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi. Nắng bị chặn lại trên những ngọn trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng lốm đốm". Ôi chao! Nếu được đi trong ngõ trúc ấy thì còn gì tuyệt bằng?

Bao giờ cũng thế, truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc thật nhẹ nhàng, êm ái. Khi kể về hình ảnh cô bạn Út Thêm xuất hiện, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác trong Chương khiến lòng tôi cũng lâng lâng. Út Thêm xuất hiện như một làn gió mát nhẹ, thoảng qua trên những bông lúa non ngoài đồng ruộng mênh mông. Tất cả đã mang đến một luồng gió mát lành cho Chương, cho Út Thêm, cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên và cho cả chính chúng ta - những người đang cầm trên tay quyển truyện này, nâng niu, trân trọng nó với cảm xúc bay bổng.

Tôi thích câu chuyện này còn ở cái mơ mơ màng màng của tuổi mới lớn, tuổi sắp làm người lớn. Phải chăng vì thế mà tôi thích nhân vật Chương. Cậu đã trải qua một mùa hè đáng nhớ với bao cung bậc cảm xúc: vui, buồn hòa lẫn với cái lơ lơ lửng lửng trong cảm xúc của mối tình đầu tiên. Nụ cười của Út Thêm chỉ mãi là hình ảnh trong những giấc mơ đêm về của Chương. Tôi cứ đọc đi đọc lại câu này, như đó cũng mang theo tâm hồn tôi: "Tôi sẽ trở về thành phố với nỗi lòng sầu mộng. Sẽ chẳng ai hay. Sẽ chẳng giải bày".

Tôi còn xúc động bởi đằng sau mùa hạ đỏ là nỗi buồn của những đứa trẻ nơi quê nghèo. Đối với học trò thành phố như tôi ngày trước, mùa hạ là phượng đỏ, là nắng gắt, là vui chơi sau một năm học căng thẳng, còn đối với những đứa trẻ sớm tảo tần, mùa hạ là phụ giúp cha mẹ, mùa nắng cháy trên những cánh đồng khô nẻ chân chim. Mùa hạ vui chơi thật xa vời...

Tôi đang được nhiều quá! Thế mà tôi dường như vẫn còn vô tâm với bao điều được nhận và xem đó là hiển nhiên. Như thế là tôi đang sống vô tâm cho đến độ vô tình với cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè... Tôi cần biết sống trân trọng, để biết ơn bởi "Biết ơn là hoa quả của cuộc đời". Nhận hoa quả và biết tạo hoa quả, là cách sống tôi cần rèn suốt cuộc đời.

Lê Văn Định (Theo ngoisao.net)
BQL Thư viện thông minh
Khi ánh mặt trời dần nóng lên, những đóa hoa phượng vỹ đỏ thắm trên cây, khi học trò náo nức đợi chờ ngày bế giảng, đó chính là lúc mùa hạ đến. Nguyễn Nhật Ánh mang cảm xúc của tuổi học trò vào từng con chữ, từng dòng văn trong câu chuyện dài mang tên Hạ đỏ. Tôi thích văn phong và cách miêu tả cảnh thật nhẹ nhàng, gần gũi của ong, gợi trong tôi những cảm xúc bay bổng.

Ông tả con đường dẫn vào làng Hà Xuyên: "Cách đường quốc lộ khoảng ba cây số về miệt biển, đẹp như tranh vẽ - ngõ trúc quanh co, sâu hút. Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi. Nắng bị chặn lại trên những ngọn trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng lốm đốm". Ôi chao! Nếu được đi trong ngõ trúc ấy thì còn gì tuyệt bằng?

Bao giờ cũng thế, truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc thật nhẹ nhàng, êm ái. Khi kể về hình ảnh cô bạn Út Thêm xuất hiện, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác trong Chương khiến lòng tôi cũng lâng lâng. Út Thêm xuất hiện như một làn gió mát nhẹ, thoảng qua trên những bông lúa non ngoài đồng ruộng mênh mông. Tất cả đã mang đến một luồng gió mát lành cho Chương, cho Út Thêm, cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên và cho cả chính chúng ta - những người đang cầm trên tay quyển truyện này, nâng niu, trân trọng nó với cảm xúc bay bổng.

Tôi thích câu chuyện này còn ở cái mơ mơ màng màng của tuổi mới lớn, tuổi sắp làm người lớn. Phải chăng vì thế mà tôi thích nhân vật Chương. Cậu đã trải qua một mùa hè đáng nhớ với bao cung bậc cảm xúc: vui, buồn hòa lẫn với cái lơ lơ lửng lửng trong cảm xúc của mối tình đầu tiên. Nụ cười của Út Thêm chỉ mãi là hình ảnh trong những giấc mơ đêm về của Chương. Tôi cứ đọc đi đọc lại câu này, như đó cũng mang theo tâm hồn tôi: "Tôi sẽ trở về thành phố với nỗi lòng sầu mộng. Sẽ chẳng ai hay. Sẽ chẳng giải bày".

Tôi còn xúc động bởi đằng sau mùa hạ đỏ là nỗi buồn của những đứa trẻ nơi quê nghèo. Đối với học trò thành phố như tôi ngày trước, mùa hạ là phượng đỏ, là nắng gắt, là vui chơi sau một năm học căng thẳng, còn đối với những đứa trẻ sớm tảo tần, mùa hạ là phụ giúp cha mẹ, mùa nắng cháy trên những cánh đồng khô nẻ chân chim. Mùa hạ vui chơi thật xa vời...

Tôi đang được nhiều quá! Thế mà tôi dường như vẫn còn vô tâm với bao điều được nhận và xem đó là hiển nhiên. Như thế là tôi đang sống vô tâm cho đến độ vô tình với cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè... Tôi cần biết sống trân trọng, để biết ơn bởi "Biết ơn là hoa quả của cuộc đời". Nhận hoa quả và biết tạo hoa quả, là cách sống tôi cần rèn suốt cuộc đời.

Lê Văn Định (Theo ngoisao.net)
BQL Thư viện thông minh
Sài Gòn đã vào hạ rồi. Trong thơ ca, nhạc họa từ nghìn xưa có biết bao thi sĩ ngợi ca cái nóng mùa hạ và cái rực rỡ phượng vỹ nhưng trong tôi, "hạ đỏ" bao giờ cũng đẹp nhất, bởi nó chan chứa sự ngây ngô của tuổi học trò và sự cao thượng của tình bạn đẹp.

Hạ đỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh làm tôi mê say. Mỗi lần giở sách, tôi lại mơ màng nhớ về tuổi học trò dưới muôn nghìn hình ảnh, sao mà gần gũi, quen thuộc thế! Hình ảnh phượng đỏ chưa bao giờ xa lạ với tuổi học trò, thế mà qua văn Nguyễn Nhật Ánh, không hiểu sao tôi lại hình dung rất rõ và lòng tự dưng cảm thấy nôn nao, hòa quyện với tiếc nuối những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Cảm xúc tiếc nuối đọng lại trong lòng tôi thành niềm yêu thương dạt dào. Tôi thấy tuổi học trò, bạn bè, thầy cô cũng dễ thương làm sao!

Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn tôi trở về những chuyến nghỉ hè thú vị được vui cùng bạn bè, gia đình. Khi tác giả kể về mùa hè đến mang theo niềm vui của những tháng ngày vô tư nô đùa trên đồng ruộng, bên cạnh con suối nhỏ vẫn thường là nơi tập kích đánh nhau hay những buổi trưa hè nơi vườn trái cây mát rượi. Ông khắc hoạ một tình bạn gắn bó, một cử chỉ đẹp mà Chương đã mang lại cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên. Chương mang đến sự thuận hòa, cho Út Thêm một niềm vui giản dị... Điều đó làm lòng tôi thấy ấm áp, yêu đời.
Sài Gòn đã vào hạ rồi. Trong thơ ca, nhạc họa từ nghìn xưa có biết bao thi sĩ ngợi ca cái nóng mùa hạ và cái rực rỡ phượng vỹ nhưng trong tôi, "hạ đỏ" bao giờ cũng đẹp nhất, bởi nó chan chứa sự ngây ngô của tuổi học trò và sự cao thượng của tình bạn đẹp.

Hạ đỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh làm tôi mê say. Mỗi lần giở sách, tôi lại mơ màng nhớ về tuổi học trò dưới muôn nghìn hình ảnh, sao mà gần gũi, quen thuộc thế! Hình ảnh phượng đỏ chưa bao giờ xa lạ với tuổi học trò, thế mà qua văn Nguyễn Nhật Ánh, không hiểu sao tôi lại hình dung rất rõ và lòng tự dưng cảm thấy nôn nao, hòa quyện với tiếc nuối những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Cảm xúc tiếc nuối đọng lại trong lòng tôi thành niềm yêu thương dạt dào. Tôi thấy tuổi học trò, bạn bè, thầy cô cũng dễ thương làm sao!

Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn tôi trở về những chuyến nghỉ hè thú vị được vui cùng bạn bè, gia đình. Khi tác giả kể về mùa hè đến mang theo niềm vui của những tháng ngày vô tư nô đùa trên đồng ruộng, bên cạnh con suối nhỏ vẫn thường là nơi tập kích đánh nhau hay những buổi trưa hè nơi vườn trái cây mát rượi. Ông khắc hoạ một tình bạn gắn bó, một cử chỉ đẹp mà Chương đã mang lại cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên. Chương mang đến sự thuận hòa, cho Út Thêm một niềm vui giản dị... Điều đó làm lòng tôi thấy ấm áp, yêu đời.
  • SMART-LIB