a
Trường THCS Bình Khánh
a
Giới trẻ và quan niệm về văn hóa đọc “kiểu mới”

Giới trẻ và quan niệm về văn hóa đọc “kiểu mới”

  • 25/04/2014
Giá trị của sách là ở mỗi người cảm nhận, tinh hoa của sách cũng là ở khả năng chắt lọc, nhìn nhận của mỗi người. Mỗi thế hệ có những nét văn hóa riêng, cách cảm thụ riêng, chả lẽ những thứ phá vỡ với những quy chuẩn có trước cho dù nó không còn phù hợp đều được gắn thêm chữ “vô” trên đầu.



Quy chung lại thứ cuối cùng mà sách có thể mang lại đó là phát triển năng lực tư duy, tưởng tưởng, ngôn ngữ và hình thành nhân cách. Không thể khẳng định những cuốn truyện giải trí được cho là hời hợt không giúp ích gì cho việc đó. Cũng đừng nên đánh giá rằng văn hóa đọc xuống cấp. Điều cần làm là khuyến khích giới trẻ hãy đọc, đọc và suy ngẫm.



Kim Thoa (Theo Dân Trí)
BQL Thư Viện Thông Minh
Giá trị của sách là ở mỗi người cảm nhận, tinh hoa của sách cũng là ở khả năng chắt lọc, nhìn nhận của mỗi người. Mỗi thế hệ có những nét văn hóa riêng, cách cảm thụ riêng, chả lẽ những thứ phá vỡ với những quy chuẩn có trước cho dù nó không còn phù hợp đều được gắn thêm chữ “vô” trên đầu.



Quy chung lại thứ cuối cùng mà sách có thể mang lại đó là phát triển năng lực tư duy, tưởng tưởng, ngôn ngữ và hình thành nhân cách. Không thể khẳng định những cuốn truyện giải trí được cho là hời hợt không giúp ích gì cho việc đó. Cũng đừng nên đánh giá rằng văn hóa đọc xuống cấp. Điều cần làm là khuyến khích giới trẻ hãy đọc, đọc và suy ngẫm.



Kim Thoa (Theo Dân Trí)
BQL Thư Viện Thông Minh
Bạn Hạ Chi, một độc giả chia sẻ: “Cuốn sách mà mình yêu thích là "Bí quyết giao tiếp" nhưng mất 5 tháng mình vẫn chưa đọc xong một nửa bởi vì cứ đọc đi rồi đọc lại những đoạn mình cho là hay hoặc không hiểu kỹ.



Mình thực sự không hiểu thực chất văn hóa đọc là gì? Chẳng lẽ cứ phải đọc nhiều, đọc những cuốn sách kiểu tư duy triệu phú hay đắc nhân tâm rồi thì Bách khoa toàn thư thì mới được coi là văn hóa? Đọc nhiều và đọc những thứ cao siêu để rồi chẳng hiểu gì, chằng lưu lại được gì sao?”



Trong một cuộc thi Tài năng hùng biện gần đây, vấn đề đang gây nhiều tranh cãi này cũng được đề cập. Thí sinh Lê Khánh Linh (ĐH Ngoại Thương) đưa ra nhận định: “Quan trọng không phải bạn đã đọc được bao nhiêu, mà bạn đã đọc được những gì, đọc như thế nào và đọc để làm gì. Có những người đã đọc tới 10 lần cuốn Những người khốn khổ nhưng vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước những em bé bơ vơ ngoài kia.



Có những người sẵn sàng bình phẩm, chê bai bài báo mạng nhưng chưa một lần nhìn lại chính bản thân mình. Có người có thể khóc sướt mướt vì cuốn tiểu thuyết ngôn tình đẫm lệ nhưng lại thờ ơ trước những yêu thương bình dị xung quanh. Thế nên, đừng để những cuốn sách nằm im lìm trên giá như một minh chứng câm lặng của lịch sử.



Sách, đôi khi có những cuốn bạn có giở đi, giở lại hàng trăm, hàng nghìn lần cũng không thể thay đổi được cái kết của nó. Nhưng, xin hãy cứ giở hàng trăm, hàng nghìn lần để có thể thay đổi được cái kết cho chính cuộc đời mình. Văn hóa đọc với tôi, là gấp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra”.
Bạn Hạ Chi, một độc giả chia sẻ: “Cuốn sách mà mình yêu thích là "Bí quyết giao tiếp" nhưng mất 5 tháng mình vẫn chưa đọc xong một nửa bởi vì cứ đọc đi rồi đọc lại những đoạn mình cho là hay hoặc không hiểu kỹ.



Mình thực sự không hiểu thực chất văn hóa đọc là gì? Chẳng lẽ cứ phải đọc nhiều, đọc những cuốn sách kiểu tư duy triệu phú hay đắc nhân tâm rồi thì Bách khoa toàn thư thì mới được coi là văn hóa? Đọc nhiều và đọc những thứ cao siêu để rồi chẳng hiểu gì, chằng lưu lại được gì sao?”



Trong một cuộc thi Tài năng hùng biện gần đây, vấn đề đang gây nhiều tranh cãi này cũng được đề cập. Thí sinh Lê Khánh Linh (ĐH Ngoại Thương) đưa ra nhận định: “Quan trọng không phải bạn đã đọc được bao nhiêu, mà bạn đã đọc được những gì, đọc như thế nào và đọc để làm gì. Có những người đã đọc tới 10 lần cuốn Những người khốn khổ nhưng vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước những em bé bơ vơ ngoài kia.



Có những người sẵn sàng bình phẩm, chê bai bài báo mạng nhưng chưa một lần nhìn lại chính bản thân mình. Có người có thể khóc sướt mướt vì cuốn tiểu thuyết ngôn tình đẫm lệ nhưng lại thờ ơ trước những yêu thương bình dị xung quanh. Thế nên, đừng để những cuốn sách nằm im lìm trên giá như một minh chứng câm lặng của lịch sử.



Sách, đôi khi có những cuốn bạn có giở đi, giở lại hàng trăm, hàng nghìn lần cũng không thể thay đổi được cái kết của nó. Nhưng, xin hãy cứ giở hàng trăm, hàng nghìn lần để có thể thay đổi được cái kết cho chính cuộc đời mình. Văn hóa đọc với tôi, là gấp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra”.
Có văn hóa đọc sách được cho là phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích, đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Thậm chí người ta còn liệt kê một hàng dài những nguyên tắc được cho là có văn hóa đọc, có kỹ năng đọc với một loạt tổ hợp tư duy như: Lựa chọn có ý thức đề tài, vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc, biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết, thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc, biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc, và quan trọng phải biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc…



Giới trẻ ngày nay có lẽ chẳng ai chịu bỏ thời gian ngồi đọc hết những nguyên tắc tư duy được cho có văn hóa kia chứ đừng nói đến việc thực hiện hết một cách tuần tự. Vậy văn hóa đọc của người trẻ đang thực sự xuống cấp, hay những quan niệm về văn hóa đọc đến nay đã không còn phù hợp?



Giới trẻ nói về quan niệm văn hóa đọc: đừng nhìn cái vỏ



Độc giả Nguyễn Chương đưa ra ý kiến: “Trong giai đoạn thời gian khác nhau thì ý nghĩa của quyển sách trong tay cũng khác nhau, đây là một trong những điều hay của sách. Mình cũng đọc qua truyện kiếm hiệp, tiên hiệp,….



Nhiều người nói coi mấy cái đó thật không ra sao nhưng do họ chưa đọc vào bên trong mà chỉ thấy được cái vỏ ngoài. Trong đó cũng có những câu chuyện nhân văn, cảm động lòng người.



Học được gì, chắt lọc được gì là ở mỗi người, đừng đổ lỗi cho sách. Hơn nữa đọc truyện sẽ rèn luyện khiến trí tưởng tượng cực kỳ tốt. Mình nhớ một câu trong một quyển sách như thế này: Sách chỉ là tấm gương, con khỉ không thể nhìn qua đó mà thành thánh nhân”.
Có văn hóa đọc sách được cho là phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích, đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Thậm chí người ta còn liệt kê một hàng dài những nguyên tắc được cho là có văn hóa đọc, có kỹ năng đọc với một loạt tổ hợp tư duy như: Lựa chọn có ý thức đề tài, vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc, biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết, thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc, biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc, và quan trọng phải biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc…



Giới trẻ ngày nay có lẽ chẳng ai chịu bỏ thời gian ngồi đọc hết những nguyên tắc tư duy được cho có văn hóa kia chứ đừng nói đến việc thực hiện hết một cách tuần tự. Vậy văn hóa đọc của người trẻ đang thực sự xuống cấp, hay những quan niệm về văn hóa đọc đến nay đã không còn phù hợp?



Giới trẻ nói về quan niệm văn hóa đọc: đừng nhìn cái vỏ



Độc giả Nguyễn Chương đưa ra ý kiến: “Trong giai đoạn thời gian khác nhau thì ý nghĩa của quyển sách trong tay cũng khác nhau, đây là một trong những điều hay của sách. Mình cũng đọc qua truyện kiếm hiệp, tiên hiệp,….



Nhiều người nói coi mấy cái đó thật không ra sao nhưng do họ chưa đọc vào bên trong mà chỉ thấy được cái vỏ ngoài. Trong đó cũng có những câu chuyện nhân văn, cảm động lòng người.



Học được gì, chắt lọc được gì là ở mỗi người, đừng đổ lỗi cho sách. Hơn nữa đọc truyện sẽ rèn luyện khiến trí tưởng tượng cực kỳ tốt. Mình nhớ một câu trong một quyển sách như thế này: Sách chỉ là tấm gương, con khỉ không thể nhìn qua đó mà thành thánh nhân”.
Văn hóa đọc là gì?



Văn hóa đọc là một định nghĩa trừu tượng có rất nhiều cách giải thích. Có thể hiểu đơn giản đó khái niệm thể hiện thái độ ứng xử, chuẩn mực đọc và giá trị đọc của cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội gồm ba thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.



Hay một cách hiểu thực tế hơn như câu nói ấn tượng của Tài năng hùng biện Lê Khánh Linh gần đây: “Không quan trọng bạn đọc được bao nhiêu, quan trọng là bạn đọc được những gì và để làm gì, văn hóa đọc chính là gấp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra”.
Văn hóa đọc là gì?



Văn hóa đọc là một định nghĩa trừu tượng có rất nhiều cách giải thích. Có thể hiểu đơn giản đó khái niệm thể hiện thái độ ứng xử, chuẩn mực đọc và giá trị đọc của cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội gồm ba thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.



Hay một cách hiểu thực tế hơn như câu nói ấn tượng của Tài năng hùng biện Lê Khánh Linh gần đây: “Không quan trọng bạn đọc được bao nhiêu, quan trọng là bạn đọc được những gì và để làm gì, văn hóa đọc chính là gấp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra”.
  • SMART-LIB